Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Các bệnh thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống

Mùa hè là mùa của rất nhiều loại bệnh ở trẻ em như tiêu chảy cấp, sốt virus, viêm họng, ngộ độc thức ăn, mụn nhọn, rôm sẩy…

Do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ rất dễ mắc các bệnh này nếu cha mẹ không có cách phòng ngừa, bảo vệ cho con.

Các bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng chống

Các bệnh thường gặp ở trẻ em :

- Tiêu chảy cấp:

Đây là một bệnh gặp nhiều nhất vào mùa hè ở trẻ, do ở thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, đặc biệt những trẻ ở độ tuổi đến trường lại thường xuyên ăn ở những hàng quán vỉa hè chất lượng vệ sinh kém, dễ bị ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ.

- Ngộ độc thức ăn:

Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu. Ngoài ra, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.

- Mụn nhọt:

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết đôi khi nóng bất thường, khiến trẻ em dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn.

Say nắng:

Thời điểm nắng nóng gay gắt làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.Trẻ bị say nắng cũng rất nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì để phòng bệnh mùa hè cho trẻ?


Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa xuân hè, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ với các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin.

- Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm) như: chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả…

- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.

- Phòng say nắng cho trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước và dùng một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…)

Xem thêm : 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét