Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Điểm vui chơi ngày Quốc tê thiếu nhi 1/6 tại Hà Nội

Xem thêm : 
Điểm du lịch ngoại thành Hà Nội
Thủy cung Time City

Hội chợ thế giới tuổi thơ lần thứ 17
ngày Quốc tê thiếu nhi 16

Từ ngày 29/5 - 1/6 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội), Bộ VH,TT&DL phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Triển lãm - Hội chợ “Thế giới tuổi thơ lần XVII”.

Đây là hoạt động nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, với nhiều nội dung phong phú: Triển lãm tranh thiếu nhi “Chúng em vẽ về Tổ quốc xanh, hành tinh xanh” và trưng bày hơn 100 bức tranh vẽ về môi trường, thiên nhiên, cảnh đẹp của Thủ đô và nhiều vùng miền Tổ quốc; giới thiệu mô hình khu vui chơi cộng đồng mẫu; hội chợ thiết bị học đường và đồ dùng gia đình; cuộc thi Aerobic thiếu nhi Hà Nội 2014; giao lưu văn hóa nghệ thuật cùng nhiều hoạt động ở khu vui chơi ngoài trời...

Hội chợ thế giới tuổi thơ diễn ra từ ngày 29/5 - 1/6/2014

Điểm nhấn của “Thế giới tuổi thơ” lần này là chương trình “Em yêu lịch sử”, theo các chủ đề: Các anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm; Âm vang Điện Biên và Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng; với sự tham gia của một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm bổ sung kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp các em hiểu thêm về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta, từ đó khơi dậy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ; nâng cao ý thức và trách nhiệm của các em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình “Bé ước mơ, bé thực hiện” tại Công viên Hồ Tây

Chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, năm nay, Khu vui chơi giải trí công viên Hồ Tây tổ chức chương trình đặc biệt mang tên “Bé ước mơ, bé thực hiện” vào các ngày 31/5 và 01/6 cùng các chương trình nghệ thuật, thể thao, cùng tham gia nhảy Dân vũ với các nghệ sỹ của đội nghệ thuật; nhiều trò chơi vận động vui nhộn mang tính kết nối, giáo dục như: Lùa vịt về chuồng, nhảy cùng vịt Donal, ai nhanh nhất…

Bé ước mơ, bé thực hiện tại công viên nước Hồ Tây dành cho các bé từ ngày 31/5 và 1/6

Riêng ngày 1/6 sẽ diễn ra Roadshow Alibaba và 40 tên cướp. Các bé sẽ được tận mắt nhìn thấy chàng Alibaba dũng cảm và mưu trí đánh đuổi bọn cướp hung ác để bảo vệ dân làng... các bé sẽ được nhảy múa cùng những nhân vật nổi tiếng, được thỏa sức chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp, ấn tượng.

"Ngày chủ nhật em yêu" tại Royal City

Với chương trình “Ngày chủ nhật em yêu”, mỗi Chủ Nhật tại Royal City sẽ là một ngày tuyệt vời để các khách hàng nhí khám phá khả năng bản thân và trải nghiệm mùa hè thật ý nghĩa.

Chương trình ngày chủ nhật em yêu được tổ chức ngày 1/6 tại Royal City

Chính thức khởi động từ ngày 1/6/2014, cuộc thi vẽ tranh “Thành phố ước mơ" sẽ mở màn và kéo dài hết tháng cho chuỗi sự kiện trong các “Ngày chủ nhật em yêu”. Với thông điệp “Chắp cánh ước mơ cho thế hệ trẻ”, VMM Royal City sẽ tạo sân chơi cho các bé thỏa sức thể hiện ước mơ của mình qua những nét vẽ sinh động và sáng tạo.

Hội chợ Books & Kids Fair 2014

Từ ngày 29/5 đến mùng 1/6 - đúng dịp Tết thiếu nhi, Hội chợ Books & Kids Fair 2014 sẽ chính thức được tổ chức lần đầu tiên tại Cung thiếu nhi Hà Nội (36 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Quy tụ hơn 30 gian hàng đến từ các đơn vị xuất bản và các doanh nghiệp uy tín: Alpha Books, Nhà xuất bản Trẻ, Nhã Nam, Kim Đồng, Nhà sách Fahasa, Đông A, Tân Việt, Minh Long, Bệnh viện Hồng Ngọc, Trung tâm Tiếng Anh AMA... đặc biệt, sự xuất hiện của bé Chiến Thắng - giọng hát Việt nhí và ca sỹ Thái Thùy Linh hứa hẹn sẽ mang đến cho Hội chợ những bất ngờ lý thú.

Trong 4 ngày diễn ra Hội chợ, các bậc phụ huynh và các bé không chỉ được thỏa sức mua sách và các sản phẩm dịch vụ với giá cực ưu đãi (chiết khấu giá sách lên đến 30 – 50%) mà còn được trực tiếp tham gia vào những hoạt động thú vị, đầy ắp sáng tạo trong khuôn khổ Hội chợ, như: Đọc sách cùng trẻ, giúp trẻ nâng cao các kỹ năng mềm, dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng, tìm hiểu về tiền tệ... Đặc biệt, Ca sỹ Thái Thùy Linh cũng sẽ trực tiếp tuyển sinh tài năng nhí ở Hội chợ cho Công ty Đào tạo và Nghệ thuật Taca Emca của cô.

Đặc biệt, chương trình khai mạc (9:00 - 10:30 ngày 29/5) sẽ là là khoảng thời gian “bùng nổ” của những tiết mục văn nghệ thiếu nhi đầy vui tươi do bé Chiến Thắng - giọng hát Việt nhí thể hiện.

Cảm ơn bạn!

Cách nhận biết những người đồng tính nam

Nếu chàng có nhiều cử chỉ nữ tính, dễ xúc động, giao du với nhiều bạn đồng giới… thì các dấu hiệu đó tiết lộ nhiều điều.

Hiện nay ở Mỹ, những người đồng tính đã ít bị kỳ thị hơn, thậm chí một số tiểu bang còn chấp nhận hôn nhân đồng giới, tuy nhiên số lượng người, đặc biệt các ngôi sao dám công khai giới tính thật của mình vẫn không nhiều. Can đảm nhất từ trước tới nay là Phil Colin, Ricky Martin, American Idol Adam Lambert, diễn viên Chris Colfer của Glee... dám thẳng thắn thừa nhận mình đồng giới và sẵn sàng đối mặt với búa rìu dư luận.

Tại Việt Nam, nơi còn chịu nặng nề bởi văn hóa truyền thống, sự kỳ thị dành cho những người thuộc thế giới thứ ba cao và nặng nề hơn. Vì thế, cả các ngôi sao lẫn người thường đều ít ai dám thể hiện mình. Những người có thể công khai và nhận được sự cảm thông của cộng đồng như Hương Giang Idol chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Để sống và vươn lên, nhiều người đồng tính đã phải học cách giấu mình trong tiếng cười. Họ nói và làm những điều cộng đồng muốn chỉ để "an toàn" vượt qua sự kỳ thị một cách tạm bợ.

Nỗi sợ lớn nhất của những người thuộc giới tính thứ ba chính là, không được người thân, bạn bè chấp nhận. Họ hiếm khi có được sự động viên, an ủi, thấu hiểu từ gia đình khi đang hoang mang tìm ra một góc khác trong con người mình. Sự kỳ thị đã khiến rất nhiều người đồng tính quyết định tạo vỏ bọc cho mình bằng một gia đình bình thường, một sự nghiệp thành công và một gương mặt nhiều nụ cười.

Bản thân những người đồng tính không có lỗi khi sinh ra trong một hình hài khác, không phải là mình. Tuy nhiên, họ sẽ trở nên tệ bạc khi lợi dụng những người phụ nữ để che giấu con người mình bằng một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Là một người phụ nữ sáng suốt, các nàng cần có sự tinh tế, khéo léo để nhận ra chàng của mình có phải là một người đàn ông đích thực hay không.
Đồng tính nam
Ảnh minh họa - Đồng tính nam

1. Chú ý đến trang phục

Nếu chàng chải chuốt, quan tâm đến quần áo, thích lựa chọn những bộ trang phục mềm mại, nữ tính và lại biết cách kết hợp màu sắc, kiểu dáng tinh tế thì bạn nên đặt ra câu hỏi trong đầu. Cánh đàn ông ít quan tâm tới thời trang, hoặc nếu có thì họ thích những gì thể hiện được nét nam tính của mình, nhằm thu hút nữ giới, chứ không phải ngược lại.

2. Quan sát Facebook

Trang mạng xã hội với nhiều mối quan hệ phức tạp sẽ là nơi đầu tiên bạn cần tìm hiểu. Facebook của chàng toàn những người bạn xa lạ, mà chủ yếu là nam giới thì bạn nên nghi ngờ. Chẳng có người đàn ông nào lại add những người cùng giới xa lạ vào danh sách bạn bè của mình. Chỉ có phụ nữ mới thường làm như thế Nếu Facebook của chàng có quá nhiều người bạn là nam giới mà bạn chưa từng được biết thì nguy cơ chàng đồng tính là rất cao.

3. Nhìn cách chàng bộc lộ cảm xúc

Cách chàng nói chuyện, cười, hay khóc trước các sự việc đơn giản cho thấy vấn đề. Đàn ông ít khi bộc lộ cảm xúc thật của mình và khóc trước người khác, nhất là trước mặt người yêu, là điều cực kỳ hiếm gặp.

4. Để ý cử chỉ

Để ý một chút bạn sẽ tìm ra được câu trả lời. Cách chàng đi lại, chuyển động bàn tay, vuốt tóc hay thậm chí là ánh mắt của chàng cũng tố cáo rất nhiều điều. Những chàng trai đang cố gắng che giấu giới tính thường có các hành động nữ tính hơn như sợ hãi khi nghe tiếng động lớn hoặc khi nhìn thấy một con chuột.

5. Quan sát những người chàng gặp

Nếu đồng tính, chàng sẽ thường xuyên đi chơi cùng đám bạn trai. Tất nhiên, cánh đàn ông cũng thường làm như thế. Tuy nhiên, bạn cần để ý cử chỉ của những người bạn chàng, có quá thân mật hoặc có động chạm cơ thể nhiều hay không. Nếu khi đi chơi với bạn, chàng hay liếc các cô gái khác thì đó là một tín hiệu đáng mừng, vì chàng là người đàn ông đích thực.

Tất nhiên, như bất cứ vấn đề nào khác trong cuộc sống, bạn cần phải nhìn tận mắt mới tin được vào sự thật. Tuy vậy, nếu bạn bắt đầu chú ý đến các biểu hiện của chàng và thấy khớp với tất cả các dấu hiệu trên đây, thì đã đến lúc bạn nên "chạy" thật nhanh.

Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A

Đề thi đại học môn toán khối A và A1 năm 2013 :
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2013
Tải đề thi đại học và đáp án môn toán khối A năm 2013 tại đây




Đề thi đại học môn toán khối A và A1 năn 2012
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2012
Tải đề thi đại học và đáp án môn toán khối A và A1 năm 2012 tại đây
--------------------------------------------------------
Đề thi đại học môn toán khối A năm 2011 :
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2011
Tải đề thi đại học và đáp án môn toán khối A năm 2011 : Tại đây
--------------------------------------
Đề thi đại học môn toán khối A năm 2010:
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2010
Tải đề thi đại học và đáp án môn toán khối A năm 2010 : Tại đây
---------------------------------
Đề thi đại học môn toán khối A năm 2009:
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2009
Tải đề thi đại học và đáp án môn toán khối A năm 2009 : Tại đây
-------------------------------------------
Đề thi đại học môn toán khối A năm 2008
Tổng hợp đề thi đại học và đáp án môn toán khối A  2008


Chúc các bạn ôn thi, chuẩn bị cho kỳ thi đại học thật tốt, và đạt kết quả tốt nhất cho kỳ thi đại học 2014 sắp tới.

Những món ăn đặc sản tại Hạ Long

Du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà nơi đây còn có rất nhiều đặc sản ẩm thực đặc sắc, mang hương vị mặn mòi của biển cả.
 Dưới đây là một số món ăn đặc sản mà du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch tới Hạ Long.

Xem thêm :
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
Danh lam thắng cảnh tại Hạ Long

Những món ăn đặc sản tại Hạ Long
1. Bánh cuốn chả mực

Bánh cuốn thịt với nấm, mộc nhĩ, thơm mùi ruốc và hành phi, đi kèm với đặc sản chả mực Hạ Long tạo nên mùi vị khó quên. Địa điểm thưởng thức: Ở thành phố Hạ Long có dãy phố chuyên làm chả mực bánh cuốn ở cạnh rạp Bạch Đằng đã trở nên quen thuộc, nhiều người gọi là phố “Chả mực bánh cuốn”.

2. Xôi trắng chả mực

Xôi trắng làm từ nếp mới dẻo thơm, ăn với chả mực vàng ruộm, chấm nước mắm rắc tiêu tuyệt ngon. Giá: mỗi suất xôi trắng chả mực hoặc bánh cuốn chả mực ở các hàng bình dân có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng. Chả mực cũng có thể mua theo cân với giá khoảng 250.000 đồng/kg.

3. Sá sùng

Sá sùng còn được gọi là sâu cát, một loại hải sản có lẽ chỉ có ở Hạ Long. Sá sùng tươi xào với cần tỏi tạo thành món ăn thơm ngon. Sá Sùng phơi khô, ngả mầu thẫm, nướng hoặc rang, ăn giòn, bùi để uống bia rượu, đặc biệt là làm gia vị cho nước dùng phở. Sá sùng khá hiếm, nếu có giá cũng rất cao, một kg tính tiền gần 4 triệu.

4. Món ngán

Ngán là một loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, có thể được chế biến bằng nhiều cách: nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Ngán cũng có thể dùng làm rượu. Rượu ngán có mùi thơm rất riêng của biển. Địa điểm thưởng thức: Các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long đều có món ngán. Muốn mua ngán hay rượu ngán, du khách có thể đến đường và chợ Cái Răm, Vườn Đào sẽ có rất nhiều.

5. Bánh “gật gù”

Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Khi ăn nhúng miếng bánh vào chén nước chấm đặc biệt cùng với một miếng khâu nhục (thịt kho tàu) được tẩm ướp kỹ càng. Địa điểm thưởng thức: Bánh gật gù nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này.

6.Món sam biển

Một đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam – một loài giáp xác chân đốt. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: Tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Địa điểm thưởng thức: Muốn thưởng thức sam ngon, du khách nên đến khu phố Giếng Đồn hoặc Cao Xanh.

7.Nem chua, nem chạo thị trấn Quảng Yên

Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân. Bì lợn được bào nhỏ, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến, trộn đều và pha nước chấm, hàng quà quê mùa trở nên lạ miệng, hấp dẫn.

8. Cà sáy Tiên Yên

Cà sáy là vịt lai ngan, hương vị có cả hai và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến trở nên thơm ngon gấp bội. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy, chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hải, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà.

9. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ ở Hạ Long

Rượu được chế tạo từ gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạo nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấm thì người ta cho vào ngâm với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu, rượu được chắt ra đựng vào lọ, hũ để uống dần, mỗi bữa một vài chén. Khi có khách thì mang cả hũ ra đãi khách. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua, ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.

Những món ăn đặc sản tại Vũng Tàu

Không chỉ lôi cuốn bởi phong cảnh tuyệt đẹp, Vũng Tàu còn hấp dẫn du khách nhờ ẩm thực đặc sắc với các món ăn độc đáo. Dưới đây là một số món ăn đặc sản tại Vũng Tàu.

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu 
                   Những điểm du lịch nghỉ mát tại Vũng Tàu
                   Du lịch Vũng Tàu ăn gì ?


Tiết canh tôm hùm

Với những thực khách sành ăn, món tiết canh tôm hùm ngon nhất phải là loại tôm rồng, con chắc, to. So với các loại tôm hùm khác, lưng tôm rồng có sọc đen, đốt chân màu xanh lục, đầu tôm lấp lánh sắc cầu vồng… Tiết canh tôm tuy rất ít nhưng ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt.

Tiết canh tôm cũng được ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát.

Bún súng

Với cái tên nghe rất lạ, bún súng là món ăn kết hợp mùi vị của ba nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt Nam. Khác với các loại bún khác, nước dùng của bún súng không được ninh từ các loại xương lợn mà người ta thường dùng bằng nước ninh từ các loại hải sản như tôm, mực, cá vốn đặc trưng của biển Vũng Tàu. Các loại hải sản sau khi luộc lấy nước, phần thịt được giữ lại và xào cùng sả ớt cho thấm vị.

Tương hột (tương đậu nành) bỏ hết nước, lọc lấy bột rồi xay nhuyễn và đem xào với tỏi, ớt sả để tạo mùi thơm đặc trưng rồi nêm nếm gia vị muối, đường, bột ngọt, sa tế. Bún dùng trong món này là loại bún tươi, sợi nhỏ. Rau sống ăn kèm không thể thiếu là rau súng, ngoài ra còn có rau mùi, rau thơm, cần nước, rau muống, hoa chuối… rất hấp dẫn và bắt mắt.

Bánh khọt Vũng Tàu

Nhiều người trên thế giới biết đến món ăn này bởi bánh khọt là một trong 12 món ăn Việt Nam được xác nhận kỷ lục châu Á. Dù đây là món ăn dân dã, nhưng bánh khọt mang hương vị rất riêng của miền biển Vũng Tàu. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo thơm của mỡ hành, cộng với vị ngọt của tôm thật sự làm hài lòng thực khách khắp nơi khi đến thành phố biển.

Để làm món ăn này, người ta xay gạo thật nhuyễn rồi pha với nước dừa cùng nhiều thứ gia vị khác. Bánh được đổ trong khuôn nhỏ, đều tay để bánh giòn và ngọt. Chiếc bánh tròn nhỏ xinh màu trắng sữa, còn mặt kia thì vàng ruộm, ở giữa là nhân tôm tươi thơm ngào ngạt.

Bánh xèo Long Hải

Bánh xèo thì ở nhiều nơi có nhưng nếu một lần được thương thức bánh xèo Long Hải, bạn sẽ khó quên bởi hương vị rất đặc biệt. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo vẫn là tôm, thịt heo, hành tây, giá, mộc nhĩ, đậu xanh, trứng gà và bột gạo nhưng nhờ nguồn thực phẩm tươi và kỹ thuật làm bánh khiến bánh xèo nơi đây trở nên ngon hơn bất cứ nơi nào.

Thưởng thức chiếc bánh vàng tươi, thơm phức chấm với nước mắm được pha chế công phu khiến người thưởng thức một lần rồi nhớ mãi.

Cháo hàu Long Sơn

Với những người dân đi biển, hàu là món ăn nhiều đạm. Những con hàu sữa được cậy ra từ những khe đá ở vùng biển xã đảo Long Sơn thường được người dân biển đem nấu cháo, vừa bổ dưỡng, vừa dễ làm. Vị ngọt bùi, béo của hàu, quyện với mùi thơm của gạo cộng với vị cay, thơm của tiêu, hành, gừng, nấm rơm… làm cho món cháo hàu trở nên hấp dẫn.

Lẩu súng Phước Hải

Lẩu súng là món ăn dân dã của người dân miền biển Phước Hải. Với cách chế biến riêng, món lẩu cá này được ăn kèm với bông súng nên được gọi là lẩu súng. Những con cá đầu và thiều xanh được đem nấu lẩu thì ngon tuyệt bởi vị thơm ngọt của cá. Ngoài ra người ta có thể dùng các loại cá khác nhứ cá dứa, cá bóp, cá đối bui…

Sự khác biệt trong cách chế biến là nước dùng được chế thêm tương hột. Ngoài ra còn có các loại gia vị khác như me chua dầm vắt lấy nước, đường mật, nước mắm ngon, sả bào băm nhuyễn phi thơm, sả củ đập dập, rau tần dày lá, ngò gai, ngò om, húng quế, ớt xắt lát mỏng… Vị chua của me, mùi thơm của sả, vị ngọt bùi của cá tươi, và giòn tan của bông súng làm cho món lẩu thêm thơm ngon, đậm đà.

Bánh hỏi An Nhất

Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm của người dân địa phương và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của xã An Nhất, huyện Long Điền.

Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai ta càng thấy ngọt, được cuốn với rau sống, thịt xào và chấm với nước mắm kèm ngó sen chua ngọt. Cuốn hết cuốn này thêm cuốn khác tới no mà vẫn thấy thèm. Bánh hỏi còn được ăn với thịt bò xiên bằng que nướng trên bếp than hồng, ngoài ra chấm mắm nêm cũng rất ngon.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cách tự làm bánh trung thu nướng

Trung thu sắp đến, hẳn ai cũng nhớ đến những chiếc bánh trung thu thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên hiện nay chất lượng vệ sinh của những chiếc bánh trung thu rất kém. Để mua được bánh an toàn vệ sinh rất khó. Không biết đâu là bánh thật, đâu là bánh giả.

Vậy tại sao các bạn không tự tay mình làm những chiếc bánh trung thu vừa đảm bảo vệ sinh vừa trải nghiệm những giây phút thú vị. Chuyên mục nấu ăn ngon sẽ giới thiệu đến các bạn cách tự làm bánh nướng trung thu .

1. Để làm được bánh trung thu đầu tiên các bạn cần chuẩn bị các công cụ sau:

- Khuôn bánh lò xo (loại 63gr) hoặc khuôn rời (loại 150gr)
- Bình xịt nước
- Chổi

Những dụng cụ này các bạn có thể mua ngoài chợ hoặc trong các siêu thị bán rất nhiều:

2. Nguyên liệu để làm bánh nướng – Bánh Trung Thu:

- Hạt sen: 20gr
- Mứt bí: 80gr
- Mỡ đường: 70gr
- Hạt dưa: 20gr
- Vừng: 50gr
- Hạt điều: 40gr
- Lạp xường: 40gr
- Lá chanh: 20gr
- Nước hoa bưởi: 1 thìa cà phê
- Bột bánh dẻo: 100gr
- Nước đường bánh dẻo: 60gr (bột và nước đường bánh dẻo chỉ cần nhào đến khi thấy các nguyên liệu kết dính là được.

2. Cách làm bánh trung thu.

Bước 1: Nước đường, nước tro tàu, dầu ăn cho vào bát, từ từ cho bột vào (bớt lại 50gr bột), trộn đều. Đổ ra mâm, nhồi bột 5ph. Để bột nghỉ 30 phút rồi chia bột thành từng viên nhỏ theo tỉ lệ tương ứng với từng loại khuôn. Tỉ lệ vỏ/nhân của bánh nướng để đóng khuôn là 1:2. Ví dụ, khuôn 150gr: vỏ 50gr – nhân 100gr.

Bước 2: Lạp xưởng nướng chín thái lát mỏng. Hạt sen, mứt bí thái hạt lựu. Hạt điều đập dập, lá chanh thái chỉ…tất cả cho vào một bát lớn, đổ nước đường bánh dẻo và nước hoa bưởi vào trộn đều. Rắc dần dần bột bánh dẻo vào nhào đến khi hỗn hợp kết dính, có thể nắm lại được thì chia thành từng viên nhỏ theo tỉ lệ để làm phần nhân bánh. Lưu ý tránh nhào trộn nhiều khiến bột bị dai và để quá lâu khiến nhân bị khô, lúc đóng bánh sẽ không đẹ.

Các bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại nhân khác như nhân sen xát, đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh,khoai môn…v…v…cho hương vị bánh được phong phú.

Bước 3: Cán mỏng bột to vừa phải, cho nhân vào giữa, miết dần viên bột cho kín nhân. Nếu cán miếng bột quá to khi gói sẽ làm không khí lọt vào trong khiến khi nướng bánh bị phồng, nhân không bám vào vỏ và bị rời rạc.

Bước 4: Xoa một lớp bột áo quanh bột rồi đóng bánh vào khuôn, ấn chặt, rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra.

Bước 5: Xếp bánh lên khay, bật trước khoảng 10 phút ở 200 – 210oC, để cả lửa trên và lửa dưới. Nướng khoảng 5ph, nếu lần đầu làm bánh nướng tốt nhất là các bạn nên đứng quan sát trong thời gian đó để tránh tình trạng nướng quá lửa vỏ bánh bị nứt vỡ.

Bước 6: Khi vỏ bánh trở nên đục là vừa chín, nhanh tay lấy bánh ra khỏi lò, xịt nước lên bánh rồi để bánh nghỉ.

Bước 7: Xịt nước xong để bánh nguội hẳn mới tiến hành phết trứng. Lúc ấy vỏ bánh đã ổn định khi phết sẽ ko bị mất hoa văn. Để vỏ bánh lên màu đẹp các bạn nên phết 2 lần hỗn hợp trứng. Lưu ý là trong quá trình phết bánh nhớ nhẹ tay tránh để trứng nổi bọt, nếu có bọt thì nhẹ nhàng dùng chổi quết lại cho hết bọt.

Bước 8: Để lò 225oC và nướng tiếp đến khi bánh ngả màu hanh vàng lấy ra (công đoạn này chỉ cần nướng lửa trên thôi cũng được). Nếu thích bánh lên màu đậm hơn các bạn tăng nhiệt lên và nướng thêm 1-2 phút nhé.

Khi nguội, bánh nướng sẽ xuống màu đậm hơn, đợi bánh nguội hẳn các bạn mới cất bánh vào túi nilon, đóng gói kín. Bánh mới nướng xong thường rất khô, đợi 2-3 ngày sau bánh xuống dầu, vỏ bánh mềm lúc bấy giờ ăn mới ngon.

Cách làm bánh trung thu với 8 bước. Mặc dù hơi cầu kỳ tuy nhiên đổi lại bạn sẽ có được những chiếc bánh nướng thơm ngon và đặc biệt an toàn vệ sinh.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh kem sinh nhật bằng nồi cơm điện

Cách làm bánh kem sinh nhật bằng nồi cơm điện này sẽ giúp bạn nhanh chóng có được chiếc bánh gato mang lại cho người thân một cảm giác đặc biệt khi được thưởng thức chiếc bánh sinh nhật do bạn tự làm đấy!
Cách làm bánh kem sinh nhật bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu:

- 300 - 400g bột mì (có thể dùng bột làm bánh muffin bán sẵn ở siêu thị sẽ tiện hơn rất nhiều)
- 5-7g bột nở ( thường là 1/3 gói bán sẵn)
- 4 quả trứng gà tách riêng lòng đỏ, lòng trắng
- 80 - 100g bơ nóng chảy (tùy độ ngậy bạn muốn)
- Đường
- Hương vị (có thể dùng bột cacao, sữa milo bột, chocolate nóng chảy, các loại vị hoa quả tự làm bằng cách xay sinh tố, hoặc thái lát mỏng trộn với bột…)
- 3 thìa cà phê nước lọc
- 1 hộp kem tươi (loại dùng ngay hoặc loại dạng lỏng)
- Đường bột (mua ở siêu thị hoặc hàng bán nguyên liệu làm bánh)
- Hoa quả trang trí

Máy đánh trứng, thố kim loại, phớ trét kem, chổi lông, dao cắt bánh, khay bánh…(tất cả các dụng cụ làm bánh có thể mua ở phố Hàng Thiếc, giá cả rất hợp lý).

Cách làm bánh:

- Dùng máy đánh trứng đánh thật bông phần lòng trắng trứng, để riêng.
- Trộn bột mì, bột nở, lòng đỏ trứng, nước, đường, bơ nóng chảy và hương vị (ở đây mình dùng bột milo và chocolate nóng chảy) cho đến khi bột mịn. Bạn có thể thử độ ngọt bằng cách nhấm 1 chút bột, nên tốt nhất cứ cho đường vừa phải, nếu nhạt có thể cho thêm. Nhưng mình khuyến khích các bạn làm cốt bánh nhạt thôi, vì còn kem tươi trét bên ngoài cũng ngọt nữa mà!
Bột bánh khi đã trộn mịn và chưa cho socola đun chảy.
Bột bánh khi đã trộn mịn và chưa cho chocolate đun chảy
- Cho hỗn hợp bột và lòng trắng trứng vào trộn đều, để khoảng 5-10 phút cho bột nở ngấm.
- Dùng chổi lông (trông giống chổi quét sơn nhưng lông mềm hơn rất nhiều) quét một lớp bơ chảy vào lòng nồi cơm điện để dễ dàng lấy bánh ra, nếu nồi cơm điện nhà bạn còn nguyên lớp chống dính thì có thể bỏ qua khâu này! Bước này nếu để bé yêu nhà bạn làm thì chắc chắn bé sẽ rất thích và chăm chú quét đi quét lại đấy!
- Đổ hỗn hợp bột vào nồi cơm điện. Bấm nút COOK như khi bạn nấu cơm nhé! Khi báo chín, bạn dùng đầu đũa nhỏ hoặc tăm cắm vào giữa bánh, nếu thấy khô, không bị bám bột vào thì là bánh chín, còn không thì bạn nên bấm nấu lại lần nữa. Nhưng đừng nên nấu bánh quá 3 lần vì sẽ làm cốt bị khô, không nở xốp như mong muốn.
- Trong khi chờ bánh chín thì mình làm kem tươi trang trí nhé!

Đổ khoảng 300ml kem tươi dạng lỏng ra thố kim loại (đã để trong tủ lạnh khoảng 30 phút cho kem dễ đánh) rồi cho một lượng đường tùy theo khẩu vị vào. Dùng máy đánh trứng đánh đều đến khi kem mượt. Chú ý không đánh lâu quá làm kem vón cục như bơ đấy.

- Sau 2 lần nướng thì cốt bánh đã chín:

Vì bánh hơi to nên mình cắt đôi ra, một nửa làm bánh riêng cho bé, một nửa làm bánh sinh nhật mang tặng.
Các bạn có thể giữ nguyên cốt bánh, cùng với cách làm này mà trộn thêm nho khô vào thì sẽ được món bánh muffin nho rất ngon, có thể để ăn sáng hoặc làm bữa chiều hấp dẫn cho bé yêu nhé!

Đây là bánh để ở nhà cho bé ăn! Bạn có thể dạy bé xếp dâu và bánh quy lên bánh trang trí theo ý thích của bé! Kem tươi có màu nâu vì mình cho thêm chocolate chảy.

Chúc các bạn tự tay làm những chiếc bánh kem sinh nhật thật chất lượng, thật đẹp và tràn đầy yêu thương dành tặng cho người thân nhé!

Những điểm danh lam thắng cảnh tại Hạ Long

Du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung không chỉ có những vịnh biển xinh đẹp mà nơi đây còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh cho du khách tham quan.
Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
Những điểm danh lam thắng cảnh tại Hạ Long

Cụm di tích núi Bài Thơ


Vị trí: Phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là một quần thể di tích lịch sử ,văn hóa bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.
Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ Vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía đông nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ còn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phòng không, hang trú ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện chính của bưu điện tỉnh Quảng Ninh.

Đền thờ Trần Quốc Nghiễn


Nằm ở phía tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng đông bắc Tổ quốc.

Chùa Long Tiên


Nằm ở phía bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra còn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn ra vào ngày 24-3 âm lịch hằng năm.

Nhà thờ Hòn Gai


Vị Trí: Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhà thờ Hòn Gai được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên một ngọn đồi cao, đứng trên đó du khách có thể nhìn bao quát được toàn bộ trung tâm của thành phố Hạ Long. Năm 1972, nhà thờ Hòn Gai bị phá hủy do chiến tranh. Đến năm 1998, nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang và bề thế.

Đây là nhà thờ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Đến đây du khách không chỉ biết thêm về những nét kiến trúc tôn giáo độc đáo mà còn được tìm hiểu về tập quán lễ giáo, tín ngưỡng của giáo dân thành phố Hạ Long.

Bảo tàng Quảng Ninh


Vị Trí: 165 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng Quảng Ninh được xây dựng và hoạt động phục vụ từ năm 1991. Tại đây đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu gốc có giá trị về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Quảng Ninh và lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc vùng mỏ.

Cảng Cái Lân


Vị Trí: Đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu - một trong những cảng chính của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam.

Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi như vũng nước sâu, rộng nằm gần cửa biển, luồng lạch ngắn, ít ảnh hưởng của sóng gió... cảng Cái Lân đã và đang được đầu tư để đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hàng hóa và các dịch vụ cung ứng hàng hải khác.

Hiện tại cảng đã có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 2,5 vạn tấn. Trong tương lai, cảng Cái Lân sẽ là cảng nước sâu lớn có qui mô hiện đại, đủ tiêu chuẩn là cảng biển quốc tế lớn nhất ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Dự kiến tới năm 2010 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng sẽ đạt 14,2 triệu tấn/năm.

Mỏ khai thác than


Tại khu vực thành phố Hạ Long hiện nay có một số cơ sở khai thác than lớn là: mỏ than Hà Tu, Hà Lầm và Núi Béo. Những mỏ than này phần lớn đều nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long từ 20-30km về phía đông bắc.

Hình thức khai thác ở các mỏ này chủ yếu là lộ thiên và hầm lò. Đến đây du khách sẽ được biết đến một nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, dồi dào của vùng đất Quảng Ninh và một không khí làm việc sôi nổi của hàng nghìn thợ mỏ với những phương tiện khai thác hiện đại trên các khai trường.

Trung tâm thương mại Hạ Long


Trung tâm thương mại Hạ Long được xây dựng năm 2003 tại phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) trên vị trí của chợ Hạ Long cũ, có qui mô hiện đại với diện tích rộng hơn 8.000m2, gần 2.000 gian hàng với hàng hóa được bày bán rất phong phú và đa dạng.

Du khách có thể đến tham quan và mua bán các mặt hàng, sản vật của Hạ Long và vùng lân cận. Trung tâm thương mại Hạ Long mở cửa phục vụ vào cả các buổi tối thứ bảy và chủ nhật hằng tuần (từ 19-22g).

Khu du lịch quốc tế Tuần Châu


Khu du lịch quốc tế Tuần Châu Đây là khu du lịch độc đáo ở miền Bắc Việt Nam. Khu du lịch quốc tế Tuần Châu bao gồm một tổ hợp du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: bãi tắm nhân tạo, nhà biểu diễn đa năng 2.500 chỗ ngồi, khu phố ẩm thực với phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, khu biểu diễn động vật, khu chợ quê, hồ sinh vật biển, khu biệt thự chất lượng cao và nhiều loại hình dịch vụ khác. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được tham quan, thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn trên.

Công viên quốc tế Hoàng Gia


Công viên quốc tế Hoàng Gia Công viên quốc tế Hoàng Gia tọa lạc ở đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trung tâm vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa dân tộc với nhiều loại hình phong phú gồm có: biểu diễn nghệ thuật dân tộc, múa rối nước, các trò vui chơi giải trí, vườn hoa phong lan, vườn xương rồng, các hoạt động thể thao dưới nước như kéo dù, đua thuyền, môtô nước ,thưởng thức các món ăn dân tộc Á, Âu...

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm quý báu khi đi du lịch Hạ Long

Vịnh Hạ Long là khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy đây là điểm đến thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Dưới đây là một số thông tin, kinh nghiệm quý báu giúp du khách du lịch Hạ Long một cách thuận lợi.
Kinh nghiệm quý báu khi đi du lịch Hạ Long

Đi du lịch Hạ Long vào lúc nào thì thích hợp?


Vịnh Hạ Long nằm ở miền Bắc Việt Nam, có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Hầu như vào bất cứ thời gian nào quanh năm cũng có thể đi Du lịch Hạ Long 1 ngày , trong đó tốt nhất sẽ là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Thời tiết vào những tháng này khá mát mẻ và dễ chịu.
Mặc dù như thế nhưng bạn cũng có thể đến đây vào những tháng mùa đông 12, 1 và tháng 2. Thời tiết có thể hơi lạnh và mây mù, thỉnh thoảng có mưa lất phất. Còn vào mùa hè tuy có rất nhiều du khách đến đây nghỉ ngơi và tham quan, nhưng đôi khi ở nơi này đông người sẽ thú vị hơn là vắng vẻ. Tuy nhiên trong suốt những tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ tăng lên và bạn có thể gặp bão trong mùa mưa.

Những điểm tham quan tại Hạ Long 


Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể đi du thuyền để ngắm cảnh. Nhìn ngắm các hòn đảo tuyệt đẹp trên vịnh, và các nhà nổi của các ngư dân trên Vịnh. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát thường quen gọi là Bãi Cháy. Du khách đi Du lịch Hạ Long 2 ngày , có thể nghỉ ngơi và tắm biển ở đây. Còn nếu du khách thích hoang sơ và yên tĩnh thì có thể đi thuyền đến đảo Cô Tô lặn và ngắm nhìn những rặng san hô đẹp tuyệt.

Bên cạnh đó khi du khách đi du lịch Hạ Long, không thể không ghé qua đảo Tuần Châu, một khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở miền Bắc và là hòn đảo đẹp nhất trong số 1.969 hòn đảo ở vịnh hạ Long. Ngoài ra đây là hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống. Các trò chơi bãi biển và dưới nước như : bóng chuyền bãi biển, đá bóng, lướt sóng, canô kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao sẽ đem lại cho bạn một kỳ nghỉ khoẻ khoắn, thú vị và đầy ấn tượng. Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức các món ăn ở Vườn ẩm thực Việt Nam. Vườn này được xây dựng theo phong cách độc đáo, mô phóng kiến trúc cung đình Việt Nam thế kỷ 17 và 18.

Hạ Long có hệ thống hang động rất lớn, mỗi hang động đều có những vẻ đẹp riêng và những câu chuyện gắn liền với nó. Du khách có thể chọn đi tham quan hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy 14km để ngắm nhìn những búp thạch nhũ được kiến tạo trong hàng triệu năm với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.

Nếu thích đi chùa lễ bái thì du khách hãy ghé khu di tích Yên Tử. Đây là một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, cây đại, trúc, mai.

Đến, đi lại bằng gì tại Hạ Long ?


Thành phố Hạ Long cách Hà Nội 170 km, với 3 đến 4 giờ đi xe ô tô. Nếu đi tự túc thì du khách có thể đón xe búyt tại Hà Nội. Từ trạm Kim Mã trên đường Nguyễn Thái Học, du khách đón chuyến xe buýt của hãng Hoàng Long Express. Xe chạy đều đặn mỗi 15 phút sẽ có 1 chuyến đi đến Hạ Long. Ngòai ra bạn cũng có thể đón xe búyt từ Hải Phòng chỉ cách vịnh Hạ Long khoảng 75 km. Một khi đã đến Vịnh Hạ Long, bạn có thể thuê thuyền hoặc tàu du ngoạn trên vịnh.
Ở đây có tàu chạy từ Hòn Gai đến Hải Phòng liên tục mỗi ngày. Tàu khởi hành tại Hòn Gai vào lúc 6h30, 13h và 16h. Tiếc là không có tàu cánh ngầm chạy tuyến Hạ Long và Hải Phòng. Tuy nhiên giá vé tàu hơi cao so với đi bằng xe ô tô.

Mua sắm, giá cả tại Vịnh Hạ Long


Xem thêm : tuyến tham quan Vịnh Hạ Long và phí tham quan.

Nhìn chung giá cả ở Hạ Long không quá mắc đối với một khu du lịch nổi tiếng. Du khách có thể đi Tour du lịch Hạ Long giá rẻ, mua sắm quần áo với giá mắc hơn một chút so với những nơi khác. Ăn uống ở các quán giá cũng khá là bình dân. Tuy nhiên du khách cũng cần phải hỏi xác định lại giá trước khi quyết định mua hay thuê cái gì.

Ngoài ra, giá vé xe khách từ Hà Nội đến Hạ Long khoảng 60.000 đồng. Giá xe ôm từ bến xe về khu du lịch Bãi Cháy trung bình là 15.000 đồng mỗi người. Nếu sang Hòn Gai, bạn có thể mất tới 40.000 đồng mỗi người. Bạn nên đi taxi nếu đoàn từ 3 người trở lên. Riêng xe bus từ bến xe đến Bãi Cháy hoặc Hòn Gai, giá cao nhất là 5.000 đồng mỗi người.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Làm gì khi trẻ bị rôm sảy ?

Trẻ dễ bị rôm sảy đặc biệt vào mùa hè hoặc những ngày nóng bức. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát.

Xem thêm : Các bệnh thường gặp ở trẻ
                   Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông
Làm gì khi trẻ bị rôm sảy ?

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy


Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá?


Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi… để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.

Ngay cả lá bàng, chè xanh mà nhiều phụ huynh hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Ngoài ra, có những loại như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì chúng chứa chất độc có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng nặng.

Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?


Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.

Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Xử trí và phòng tránh rôm sảy


Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người; nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.

Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.

Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy


Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt… Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho bé
Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:

- Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm.

- Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.

- Lá kinh giới, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

- Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Các mẹ nhớ đừng cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé.

- Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da.

- Các mẹ cũng có thể dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải để trị rôm sảy cho bé. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm.

- Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

Một số lưu ý để bé không bị rôm sảy


- Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.

- Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:

+ Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.

+ Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.

+ Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.

+ Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.

Bài thuốc hay trị rôm sảy cho bé trong mùa hè


Rôm là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ở trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, rôm phát sinh do phong huyết nhiệt, thấp nhiệt và nhiệt độc gây nên. Rôm sảy tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây phiền toái, khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dùng để trị rôm cho trẻ.

Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2 – 3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.

Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3 – 5 ngày là rôm hết mọc.

Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70 – 100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

Bài 4: Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.

Bài 5: 20g bột sắn dây pha với khoảng 200ml nước đun sôi để ấm (35oC), thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.

Ngoài ra, để phòng rôm sảy cho trẻ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải…

Cách trị rôm sảy theo Đông Y

Rôm sảy rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Trẻ hay gãi, dễ bị tổn thương ở da, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ. Để trị rôm sảy ngoài các biện pháp dùng phấn rôm thì Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy cho kết quả tốt

- Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.

- Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

- Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

- Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

- Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

Cho trẻ rôm sẩy ăn thanh long hằng ngày

Thanh long là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.

Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo… thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn.

Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu.

Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt…

Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,…

Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp…

Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày.

Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.

Một số mẹo hữu ích trong cuộc sống hàng ngày

Blog thủ thuật mẹo vặt hướng dẫn một số mẹo hay sau : rán cá không dính chảo, giảm béo phì, trị mắc xương cá, chữa bụi bay vào mắt ...

Rán cá không dính chảo

Rán cá không dính chảo
Nếu không có chảo chống dính bạn làm sạch cá và để ráo nước. Trước khi rán, bạn cho cá lăn qua đĩa xì dầu rồi để tiếp cho cá khô ráo. Khi rán để dầu nóng rồi thả cá vào chảo. Làm như vậy cá không tiết ra nước khi tiếp xúc với dầu nóng và không làm cá bị tróc da mà dính chảo.

Dinh dưỡng giúp giảm béo phì

Người bị béo phì nên ăn nhiều loại đậu, trái cây và các loại rau có nhiều chất xơ, không có hoặc có rất ít chất béo. Khi ăn, nên nhai thức ăn cho thật nhuyễn, nuốt chậm. Nên ăn thong thả và chú ý đến động tác nhai trong lúc ăn. Một số thực phẩm có ích cho việc giảm béo gồm :
- Nước chè tươi hoặc nước trà xanh, uống hàng ngày sau bữa ăn.
- Nước nấu trái sơn tra (Malus doumeri Chev) 15-30g, lá sen (hà diệp) 12-16g. Uống thay nước trà trong ngày.
- Nước cúc hoa 16-20g, thảo quyết minh 10-16g. Uống thay nước trà trong ngày.
- Cháo ý dĩ 20-30g, đậu đỏ 20-30g. Nấu ăn mỗi tuần 3-4 lần.
- Nước hà thủ ô 12-16g, trạch tả 12-16g. Nấu với 1 lít nước còn lại 300ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.

Xem thêm : Bài tập thể dục thẩm mỹ giúp giảm cân

Trị mắc xương cá

Bị mắc (hóc) xương cá ở cuống họng, thì lấy quả trám mài nước uống, xương cá sẽ tiêu ngay. Càng nhai nhiều quả trám, càng hiệu nghiệm. Nếu bị xương cá đâm vào cuống họng, dùng bánh trôi nước nuốt chửng, xương cá sẽ theo bánh mà xuống, xong cũng ăn quả trám để cho tiêu xương cá đi.

Cách cứu người bị khói độc hun

Các công xưởng và các cơ quan có lò hơi, lò đúc, lò rèn… cùng là các nhà riêng hay dùng lò than để sưởi ấm, đều có thể bị khói độc hại này. Nếu gặp người bị khói độc hun, dùng củ cải giã nát lấy nước, chuyển nạn nhân lại chỗ có gió, đổ nước củ cải vào miệng và mũi nạn nhân nhiều lần, nạn nhân sẽ tỉnh lại. Sau khi tỉnh lại, cho uống nhiều nước đường phèn càng tốt. Nếu không có sẵn củ cải, lấy đường phèn, đường trắng thay cũng được.

Chữa bụi bay vào mắt

Khi gió thổi bụi bay vào mắt, chớ có nhắm mắt, cũng chớ lấy tay dụi mắt, vì càng dụi, bụi chui vào càng sâu, khó ra ngoài được. Nếu chớp mắt lia lịa, chỉ phút chốc bụi sẽ theo nước mắt trào ra ngoài

Cách làm món chè thái - Giải nhiệt mùa hè

Chè thái - món ăn hấp dẫn mùa hè nguyên liệu chủ yếu là các loại trái cây sẵn có, tùy theo mỗi mùa sẽ có các loại hoa quả phù hợp để bạn làm. Dưới đây là cách làm chè thái cho bạn đọc tham khảo :

Nguyên liệu:

- Sầu riêng: 1 múi to
- Mít: 4-5 múi
- Chuối chín: 2 – 3 quả
- Bơ chín: 2 quả
- Chôm chôm: 10-15 quả (hoặc dùng quả nhãn)
- Sữa tươi: 300ml
- Đường (hoặc sữa đặc): tùy khẩu vị
- Bột thạch Carrageenan: 5gr (hoặc dùng bột agar, con cá dẻo, sương sáo trắng…)
- Nước: 300ml (Nếu thích ăn thạch giòn hay mềm thì có thể thêm hoặc bớt nước)
- Màu thực phẩm xanh, đỏ (hoặc dùng rau củ xay lấy nước cốt làm màu như củ dền lấy màu hồng, lá nếp lấy màu xanh…).

Thực hiện:

Bước 1: Hòa bột thạch với nước và đường (đường cho theo khẩu vị). Đun sôi thạch trong 2 -3 phút, hớt bỏ bọt, tắt bếp.
Bước 2: Đổ thạch ra 2 bát, nhỏ vào mỗi bát một giọt màu thực phẩm khác nhau. Quấy đều để màu hòa tan vào thạch, sau đó để cho thạch nguội và đông lại.
Bước 3: Trong lúc chờ thạch đông thì bóc bỏ hạt mít, thái miếng dài nhỏ.
Bước 4: Bơ và chuối bóc bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng.
Bước 5: Chôm chôm bóc bỏ vỏ.
Bước 6: Khi thạch đã nguội hẳn thì dùng dao cắt sợi bằng cỡ sợi mít.
Bước 7: Sầu riêng bóc bỏ hạt, chừa lại một ít thịt còn lại thì đem xay nhuyễn cùng sữa tươi và một ít đường theo khẩu vị.
Bước 8: Cho tất cả các loại hoa quả, thạch đã chuẩn bị vào chung 1 bát to. Sau đó đổ phần sữa sầu riêng vào.
Bước 9: Khi ăn thì múc một ít hỗn hợp ở bước 8 vào từng cốc, thêm đá và một ít thịt sầu riêng lên trên. Vậy là chúng ta đã có được những cốc chè thái mát lạnh để thưởng thức rồi đấy.
Cách làm món chè thái - Giải nhiệt mùa hè

Ghi chú:

- Món chè Thái có thể dùng các loại hoa quả khác nhau. Vì vậy nhà có loại hoa quả nào thì dùng loại đấy nhưng nhất thiết phải có sầu riêng.
- Nếu thích ăn béo thì dùng nước cốt dừa để thay thế cho sữa tươi (dùng nước cốt dừa sẽ đúng vị chè thái hơn).



Những đặc sản nổi tiếng của Hải Dương

Hải Dương không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh mà nới đây còn có những món ăn đặc sản vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn đặc sản của Hải Dương.

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương là một loại bánh ngọt truyền thống làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu ăn hoặc mỡ heo ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20.

Bánh được cắt thành các hình khối lập phương nhỏ, hoặc hình tròn... có màu sắc vàng tươi, mịn và thơm nức. Mỗi khi thưởng thức, bỏ từng miếng bánh đậu xanh vào trong miệng bạn có thể cảm nhận được những tinh túy của đất trời, hương thơm của bánh đang tan dần trong miệng mà dư âm của nó vẫn còn phảng phất mãi không thôi.

Bánh đậu xanh ngon nhất khi được thưởng thức cùng với trà xanh. Vị hơi chan chát của trà sẽ cân bằng vị ngọt đậm đà của bánh. Hai vị đối nghịch đó cứ quyện vào nhau tạo ra một cảm giác vô cùng thú vị cho người thưởng thức.

Có nhiều nơi cũng làm bánh đậu xanh nhưng bánh được sản xuất từ Hải Dương là hương vị đặc trưng nhất khiến say mê biết bao người. Chẳng thế mà bánh đậu xanh nơi đây đã trở thành một thứ quà tặng đầy ý nghĩa của hầu hết các hành khách đặt chân đến mảnh đất này và trong cả trong những dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc.

Bánh gai

Bánh gai Ninh Giang
Nam Định vốn mới là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và trở thành một thứ đặc sản tiêu biểu của đất thành Nam này. Nhưng đến với Hải Dương người ta cũng không khỏi ngỡ ngàng vì hương vị hấp dẫn của bánh gai Ninh Giang.

Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà hấp dẫn đến lạ kỳ. Gạo được ngâm trong nước lạnh qua một đêm cho hạt mọng nước, thật mẩy rồi mới để ráo nước sau đó xay nhuyễn làm bột. Từ bột ấy kết hợp với lá gai được tước gân, luộc lên rồi lại giã nhuyễn, thêm vào chút đường cho bánh có vị ngọt mới tạo thành vỏ bánh.

Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Bắt đầu từ đỗ xanh bỏ vỏ, ngâm đãi thật sạch đồng thời cho hạt đỗ mọng nước. Đem luộc đỗ lên sao cho hạt đỗ bở tơi, vừa xốp lại vừa mịn mà vẫn giữ được màu vàng óng dậy lên mùi thơm bùi đặc trưng của đỗ rồi giã nhuyễn.

Ngoài ra, thịt mỡ, lạc, sen, dừa, hương liệu thơm... mỗi loại một ít vì những nguyên liệu trên đều làm tôn lên vẻ thơm ngậy của nhau, không cái nào át cái nào. Từng ấy thứ trộn đều làm nên nhân bánh. Tuy nhiên, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết nào đó để làm nên thương hiệu bánh gai của riêng mảnh đất này.

Cũng giống như bánh đậu xanh, bánh gai là một thứ quà mà bất cứ người con trên đất Hải Dương, mỗi khi đi xa đều muốn mang theo như thể mang cả cái hồn bình dị quê hương mình.

Vải Thanh Hà

Vải thiều Thanh Hà
Cứ vào độ cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi những cái nắng hè rực lửa trải tràn lên mặt đất ấy cũng là lúc những trái vải đỏ sậm Thanh Hà vào mùa thu hoạch. Nhiều người cứ ví von, nếu như nhìn từ trên cao xuống, màu xanh của lá cây bị màu đỏ của quả lấn át, trông giống như một đĩa xôi nhuộm màu thật khéo.

Nghe nói, vải thiều vốn có nguồn gốc Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đem về gây giống. Cây vải tổ do ông trồng hiện có độ tuổi khoảng gần 200 năm. Như có sự ưu ái của đất trời, thiên nhiên với mảnh đất Thanh Hà, giống vải tốt gặp đất phì nhiêu đã cho ra một sản vật nổi tiếng có một không hai. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác...

Vải thiều Thanh Hà có đặc điểm là quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Chính vì thơm ngon như vậy mà vải Thanh Hà sớm trở thành một đặc sản không thể thiếu ở nơi đây và được đem bán đi bao vùng khác. Mùa hè, dù sợ nóng đến mấy nhưng khi nhìn thấy những chùm vải chín Thanh Hà đỏ rực, chẳng ai nỡ làm ngơ. Rồi cứ thế, hết trái này đến trái khác được bóc ra, bỏ vào miệng, một cảm giác ngọt ngào lan tỏa.

Bún cá rô đồng

Món bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng gần như nơi nào cũng có nhưng có lẽ ở Hải Dương bạn sẽ được trải nghiệm hương vị mới lạ hơn! Cá rô béo mua về sau khi làm sạch sẽ được chia làm hai phần, một phần dành nấu nước dùng, một phần dành để bày ra tô. Nước dùng chỉ thuần túy cá rô, không thêm xương heo, cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra, nồi nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá thì đạt yêu cầu. Người ta cũng bỏ vào nước dùng sau khi nấu một ít gừng tươi đập dập cho mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như là át bớt mùi tanh của cá.

Nếu như cá rô ở các nơi khác được đem chiên giòn thì cá để nấu bún ở Hải Dương lại được chế biến hoàn toàn khác. Những con cá được dành phần lại được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Có lẽ, sự khác biệt trong chế biến này chính là điểm làm nên đặc sản của bún cá rô đồng nơi đây.

Khi cá xào xong, bún được bóc ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm ít hành tiêu, chan vào nước dùng nóng. Sau đó dọn ra bàn cùng với nước mắm nguyên chất có vài khoanh ớt cùng đĩa rau thơm, bông chuối, rau muống là đã có một bữa ăn ra trò. Được đến vùng đất Hải Dương bạn đừng quên thưởng thức món ăn tuy dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.

Xem thêm : Ăn gì khi du lịch Vũng Tàu
                   Cơm ghẹ đặc sản Phú Quốc

Rươi

"Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5", câu ca này ông cha ta dành để nói về con Rươi, một sản vật quý hiếm của vùng đất Hải Dương. Theo từ điển tiếng Việt, rươi thuộc họ nhà giun, thân có nhiều lông tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ. Cứ 20 tháng chín và mồng 5 tháng 10 âm hàng năm là mùa rươi xuất hiện nhiều.

Ở Hải Dương, rươi chỉ có ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ. Nghe nói, con rươi vốn chẳng ai nuôi được. Ngày bình thường, nếu có đi đào khắp các ruộng cũng chẳng thể thấy bóng dáng nhưng đến vụ, khi nước chiều dâng lên ngập các ruộng, đất trời vần vũ là rươi chuẩn bị ra. Nhưng thế vẫn chưa đủ dụ dỗ hết con vật khó tính này. Chúng còn đợi trời mưa lất phất, khi ấy, người già bảo lỗ rươi đã mở, những con vật bé tí từ dưới lòng đất chui lên từng đàn bơi ra sông. Chỉ đợi có thế, người dân trong làng chỉ việc bơi thuyền ra, dùng các loại dụng cụ như thúng, rổ, giá ra vớt.

Rươi là con vật có hình dạng xấu xí, lúc nhúc, nhiều người vẫn hoảng sợ mỗi khi nhìn thấy nhưng nó lại có thể cho ra đời rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn khiến ai cũng phải mê mẩn như bánh rươi, nem rươi, chả rươi, lẩu rươi… thậm chí có nhiều nhà hàng còn chế biến được rươi thành 9 món. Trong đó, đa số người ăn chế biến rươi thành chả.

Nguyên liệu làm chả rươi bao gồm rươi, thịt lợn xay nhuyễn, trứng gà, vỏ quýt, hành hoa, thì là, một chút ớt tươi giã nhỏ chủ yếu lấy mùi chứ không để quá cay. Gia vị khi ăn có hạt tiêu bột, nước mắm pha chanh, ớt. Rươi làm chả, làm nem, ăn chơi chứ không kèm với bún hay gì khác. Rươi vừa rán, béo ngậy, thơm mùi thì là, đắng đắng vỏ quýt, cay nhẹ, tuyệt ngon, là món ăn hảo hạng của những ngày cuối thu xứ Bắc.
Ngoài ra rươi còn đươc dùng làm mắm. Mắm rươi cũng là một đặc sản nổi tiếng tại đất Hải Dương.

Ngoài ra, Hải Dương còn nổi tiếng với : cam Phù Tải, cau Đông, hành tỏi Kinh Môn, bánh dày cùng giò, chả Gia Lộc, nếp cái hoa vàng Kim Thành, na dai, chuối mật Chí Linh, bánh đa Kẻ Sặt - Bình Giang...

Video giới thiệu những đặc sản nổi tiếng tại Hải Dương :


Những trải nghiệm thú vị khi du lịch tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng một thành phố xanh sạch đẹp của Việt Nam, là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Dưới đây là một vài trải nghiệm thú vị khi đến Đà Nẵng.

Đi cáp treo Bà Nà

Đi cáp treo Bà Nà
Nếu bạn sợ độ cao, bạn sẽ gần như được giải thoát bản thân ra khỏi nỗi sợ hãi đó nhờ quang cảnh hùng vĩ xung quanh khi nhìn từ phía bên trong khoang cáp treo. Cảnh quan tại đây quả thực đẹp như một bức tranh vẽ, và hệ thống cáp treo này cũng chính là một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.

Xem video du khách đi cáp treo trên đỉnh Bà Nà :

Cáp treo sẽ đưa bạn tới hai trạm chuyển khác nhau. Trạm chuyển đầu tiên, bạn có thể tới thăm ngôi chùa trên núi gần đó và ở trạm chuyển tiếp theo, một công viên đang trong quá trình hoàn thiện.

Tầm nhìn bao quát trải khắp thành phố Đà Nẵng, đỉnh núi Bà Nà và rất nhiều thác nước uốn lượn xung quanh, đó là tất cả những gì tuyệt vời nhất mà chuyến đi mang lại. Với giá cho mỗi chuyến tham quan khoảng 35 USD (tương đương 700.000 đồng), chắc chắn Bà Nà sẽ là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng.

Tới thăm chùa Pháp Lâm

Chùa Pháp Lâm
Sau khi cải tạo, ngôi chùa này đã dần trở nên nổi tiếng với bức tượng phật bằng vàng khổng lồ trong khuôn viên ngôi chùa cùng ba bức tượng lớn khác được đặt phía ngoài. Sự sắp xếp này đã tạo cho nơi đây một cảnh quan lung linh đến chói lòa. Vào lúc sáng sớm hay khi chiều tà, đây là thời điểm lý tưởng nhất để tận hưởng không gian tĩnh lặng của ngôi chùa.

Thuê xe máy hoặc xe đạp dạo quanh thành phố

Đà Nẵng với lợi thế về địa hình, được xem như một cảng biển để tàu thuyền thuận tiện cập bến. Thành phố nằm nép mình giữa Hà NộiTP HCM giúp cho việc đi tới các tỉnh thành lân cận từ Đà Nẵng trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có thể tự lái xe về hướng Bắc để tới Hội An và qua đêm tại một thị trấn nhỏ với mức chi phí hợp lý, sau đó chạy xe về Huế - thành phố cố đô với những ngôi nhà xinh xắn cùng lối kiến trúc mang dáng dấp lịch sử cổ kính. Cũng trên hành trình này, bạn có thể tự tìm kiếm một vài khung cảnh đặc trưng, mới lạ suốt dọc hành trình bằng việc dừng chân tại vài ngôi làng nhỏ, nơi bạn có thể lần đầu tiên được chạm tay vào văn hóa nghệ thuật dân gian thực sự của người Việt.

Tham quan chùa Phổ Đà (Đà Nẵng)

Chùa phổ đà
Được sáng lập và xây dựng bởi hòa thượng Thích Tôn Thắng vào năm 1927 và được khôi phục một vài lần tới tận năm 1983, ngôi chùa này là điểm đến không thể bỏ qua tại Đà Nẵng.

Kiến trúc ngôi chùa được xếp vào hàng tuyệt vời, và nó còn được tôn thêm bởi chiếc hồ lớn hình bầu dục ở phía trước, chưa kể bức tượng đá trắng Quan Âm (nữ thần của thánh thiện và tình thương) cao hơn 3 mét. Bên cạnh đó là đài tưởng niệm vô cùng ấn tượng, được dựng lên ở vị trí quan trọng này trong ít nhất 30 năm, với mục đích răn dạy các tăng ni phật tử và cũng chính là nơi để nghiên cứu những giá trị, kiến thức cốt lõi Phật giáo.

Trải nghiệm núi Ngũ Hành Sơn

Núi ngũ hành sơn
Để có một chuyến tham quan thực sự đặc biệt, hãy dành ra trọn vẹn một ngày để thưởng ngoạn và khám phá núi Ngũ Hành Sơn – ngọn núi đá vôi được đặt tên theo năm nguyên tố của đất trời.

Với một số lượng lớn các hang động và đường hầm kết nối với nhau bởi tự nhiên, bạn không thể không thích thú và tò mò trong việc khám phá tất cả ngõ ngách của ngọn núi này. Ngoài ra, việc nghỉ lại qua đêm tại những khách sạn trong khu vực cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm nhận vô cùng thú vị.

Các điểm du lịch hấp dẫn tại Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm không phải là hòn đảo đặc biệt so với nhiều đảo gần bờ cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác của Việt Nam. Cũng có bãi tắm tự nhiên đẹp, cảnh quan hoang sơ, hải sản phong phú...những lợi thế có thể bắt gặp ở bất kỳ hòn đảo du lịch nào, nhưng cái dấu ấn đặc sắc mà du khách bắt gặp ở Cù Lao Chàm không phải là những lợi thế đó mà chính là cách khai thác những lợi thế.
Các điểm du lịch hấp dẫn tại Cù Lao Chàm

Nhà Bảo tàng biển Cù lao Chàm

Nhà bảo tồn biển nằm ngay cạnh nhà đón tiếp khách khi tới Cù lao Chàm
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tồn biển. Tuy nhỏ nhưng khi đến đây và được nghe các hướng dẫn viên trên đảo thuyết trình, dẫn dắt người nghe từ lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, lễ hội cho đến những sản vật phong phú của Cù lao Chàm sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Hệ thống các bãi biển của Cù lao Chàm

Các bãi biển ở đây vốn thiên nhiên tạo hóa đã đẹp và người dân và chính quyền địa phương đã phát động các phong trào gìn giữ môi trường nên các bãi biển Cù Lao Chàm được gìn giữ sạch đẹp hơn, khách du lịch vì thế ngày càng kéo về đây đông hơn, các dịch vụ du lịch cũng hoàn thiện hơn.

Bãi Xếp là nơi du khách thường dừng lại lặn ngắm san hô
Dọc theo bờ biển từ Tây Bắc xuống Đông Nam của Hòn Lao, Có các bãi biển như: Bãi Bắc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xếp (gồm 3 Bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương. Các bãi biển có chiều dài từ 100m (Bãi Bắc) đến 700m (Bãi Hương); chiều rộng phổ biến là 20m.

Các bãi biển thoải với nền cát trắng mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá nhô ra tạo nên sự phong phú của địa tầng địa mạo. Ở Bãi Bắc, Bãi Chồng du khách sẽ gặp nhiều khối đá lớn được mài tròn tự nhiên hoặc nằm chồng lên nhau, tạo nên các hình ảnh gợi cảm mang tính biểu tượng sâu sắc.

Tại Bãi Bắc, trên nền đá mài mòn xuất hiện nhiều hang tự nhiên. Tại Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương do các thềm cát mở rộng tạo thành bãi cát rộng từ 40 - 50m. Dân cư khai phá những dải đất bồi hẹp, tạo thành một số ruộng bậc thang sản xuất lương thực, thực phẩm. Như thế nhờ thiên nhiên tạo hóa và nhân tạo nên Cù Lao Chàm chứa nhiều cảnh đẹp tuy dung dị hoang sơ nhưng đầy gợi cảm.

Biển Cù lao Chàm trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hàng chục mét. Làn nước trong vắt ấy như mời gọi ta xuống tắm, rồi phơi mình trên những bãi cát mịn tưng sạch sẽ.

Lặn ngắm San hô

Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học có nhiều giống loài quý hiếm, tuy nhiên những năm gần đây với lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn làm cho rạn san hô phục hồi chậm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh biển tại Cù Lao Chàm. Hầu hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô

Giếng cổ Chăm (còn gọi là Giếng Xóm Cấm)

Giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An.

Giếng có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu “vành khăn." Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m. Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.

Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì nước Giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao chàm bị say sóng thì lấy nước Giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.

Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.

Bãi Đá Chồng

Chuyện kể rằng vào thời xa lắc xa lơ, đã lâu lắm rồi, thuở ông bà còn để chỏm, ở đất liền trù phú dân dã sống bình yên. Như mọi nhà, dưới mái tranh êm đềm có cặp vợ chồng nghèo. Do cả hai bên có chồng đều mất sớm vì đi biển gặp bão, những người vợ trẻ của họ ráng cắn răng chịu khổ nỗi cô đơn mất chồng để nuôi con khôn lớn. Bởi cùng cảnh ngộ nên cặp đôi trai gái đến với nhau tự nhiên và thề yêu nhau đến trọn đời. Chàng trai có bộ ngực vạm vỡ và sức khoẻ vượt trội hơn hẳn mọi trai làng. Cô gái có nước da trắng như trứng gà mới bóc. Khuôn mặt bầu bĩnh cùng mái tóc dài thuôn thả bồng bềnh làm tôn thêm vẻ yêu kiều của nụ cười luôn tươi rói trên môi. Vẻ đẹp của nàng được người trong làng từ già tới trẻ truyền tai nhau không chỉ vang xa hàng vạn dặm trên đất liền mà còn theo từng con sóng nước truyền đến tai Thần Biển. Ngày cưới của hai người được ấn định vào ngày đẹp trời. Cả làng đều mong cho họ răng long đầu bạc hạnh phúc trăm năm. Rồi ngày đứng trước bàn thờ gia tiên cũng đã đến, hai người ước nguyện mãi mãi không rời nhau. Bỗng đâu trời nổi giông gió, cát bụi mù mịt mọi người không thấy mặt nhau. Đất dưới chân rung rinh như muốn lún sụp thành vực thẳm. Trong bóng bão cát nhập nhoà hiện rõ gương mặt hung tợn của thần biển cùng tiếng nói chói lói lỗ tai: Ai có gan tìm được nàng ta sẽ trả. Cô gái bị cướp đi trong tiếng gầm rú ghê người. Sau phút hoảng loạn mọi người cùng nhận ra rằng vì mê đắm nhan sắc nên Thần Biển đến cướp cô gái về phục dịch trong Thủy cung.

Bỗng dưng mất nàng, lòng chàng trai đau như muối xát, giữ lời thề son sắt xưa, được sự giúp sức của dân làng, chàng trai nín nhịn nỗi đau chia tay hai người mẹ thân yêu quyết chí đi tìm cứu vợ, thề rằng không gặp không về, nếu đuối sức ở đâu thì chết tại đấy. Một mình một ghe, lương khô lót bụng, lấy gió làm bạn, lấy mưa nắng che mình. Trải bao khó khăn, thử thách rồi một ngày kia, chàng bị bão tố nổi lên đánh bạt vào bãi đá một hòn đảo. Sức người có hạn, đói khát và nỗi đau mất vợ cùng cùng sự thất vọng cô đơn xúm lại quật ngã chàng. Trời sáng, ánh dương dần chói chang cả vùng biển đẹp. Ráng đứng lên hướng nhìn đất liền, tạ lỗi với dân làng về niềm tin mà họ đã gửi gắm, chàng đứng sững trút hơi thở cuối cùng. Dân trên đảo gần đấy nghe tiếng kêu ai oán kế sau tiếng sét rung trời. Thì ra mến trọng lòng chung thuỷ và sự chịu đựng thử thách của chàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho chàng hoá đá để mãi nhìn về quê hương trong khắc khoải thương đau vì lời thề chưa trọn. Về sau lâu dần, hình chàng được mưa gió bào mòn thành hòn đá chồng lên nhau như hình người bé nhỏ, đang trong cơn đau khổ tuyệt vọng nên được gọi là Đá Chồng, bãi đá có hòn đá ấy cũng được gọi là Bãi Đá Chồng. Cũng có người nói do hòn đá nhỏ chồng lên hòn đá lớn nên gọi Đá Chồng.

Ông bà xưa kể rằng mấy thày Phong thuỷ người Tàu nói nếu đứng từ đây nhìn về Hội An thấy Cửa Đại và Hòn núi Chúa ở Khu Thánh địa Mỹ Sơn là một đường thẳng. Đấy là hướng Phong Thuỷ hợp cung Càn Khôn như là sự định đoạt hài hoà của Trời và Đất. Bởi thế Cù Lao Chàm vốn dĩ là đất linh nhưng đất vùng này còn là tụ điểm địa linh ít nơi bì được. Cũng có người nói vùng đất Bãi Chồng là trái tim của cả hòn Biền, hòn Lao nên mọi hoạt động ở đây phải cẩn thận lắm mới có kết quả tốt.

Đã có một thời bọn cướp biển người Tàu thường chọn nơi Bãi Chồng làm nơi giấu tàu để lùng cướp, trấn lột những lái buôn chân chính đến với cảng Hội An nên bãi cát gần Đá Chồng còn có tên Bãi Tàu. Nhưng có điều lạ là những tàu của bọn người làm điều phi nghĩa khi đậu ở đây sau đó ra biển thường gặp nạn, không sóng lớn đánh vỡ tàu thì cột buồm cũng bị bẻ gãy, ít gặp bình an.

Với người lương thiện thì lại hay gặp may. Ai có lòng trước khi ra biển mà lên thắp hương van vái sẽ dễ trúng lớn. Cá ở đâu không biết cứ về bơi hàng đàn quanh ghe để mọi người chỉ việc khoắng vợt xuống hớt lên. Chuyện xưa kể rằng ông Trùm Cải ở Bãi Làng có đứa con gái mới đẻ được hơn năm nhưng hai chân cứ bắt chéo nhau không dứng lên được mới sai vợ bồng đến đây neo ghe ngủ qua đêm, một lòng cầu khẩn thề thốt. Gần sáng bỗng một ông già râu tóc bạc phơ tay cầm cái gậy ngọc Như Ý đến gõ gõ vào chân con bé nói cha mày là Trùm, có lần làm ác mới đẻ ra mày dị tật, nay biết hối muốn làm điều lành, một lời cầu khẩn nên ta giúp đây, dậy mau, dậy mau, nói rồi biến mất. Mẹ con bàng hoàng trở dậy thấy chân con bé lành lặn không ngờ. Từ đấy không mấy ai dám làm ác ở Bãi Làng và ông Trùm Cải thì một lòng làm việc thiện, nghe nói sau này nhân chuyến du hành của một vị quan trong triều đến đảo qua tiếp xúc, lại nghe dân chúng một lòng khen ngợi nên thấy yêu mến bèn đưa về kinh cho làm chức lớn. Thỉnh thoảng sau đó, ông Trùm Cải vẫn đưa vợ con về thăm đảo và cho tiền giúp nhiều người nghèo vượt qua cơn khó. Về sau nghe nói ông Trùm chết già ở kinh còn con gái lớn lên nổi tiếng xinh đẹp và được làm dâu nhà quyền quý sung sướng cả đời.

Lại cũng hay tương truyền rằng vùng này linh lắm. Ai có người yêu, có chồng, vợ bị phụ bạc, hoặc chẳng gặp may chuyện lứa đôi trong đời, cứ đến đây thầm thì nguyện ước là qua vận rủi, còn nếu không, cũng thoả được niềm ưu tư để cuộc đời xuôi chèo mát mái.

Truyện tích về Bãi Chồng ở Cù Lao Chàm qua nhiều người truyền xa đến tận Quảng Ngãi, Bình Định đều biết. Cũng có khi được thêu dệt thêm nhiều tình tiết đau lòng đầy thương cảm nhưng đều có hậu. Cũng lại có chuyện kể rằng sau khi chết, chàng trai và cả cô gái được Ngọc Hoàng cho diện kiến để thử lòng bằng cách hỏi nguyện vọng muốn được sinh vào nhà quyền quý cao sang hay muốn đầu thai trở lại làm vợ chồng để thỏa nguyện ước ba sinh, dù có phải sống nghèo. Trong hai chỉ được quyền chọn một. Cả hai đều nhất quyết xin được sống với nhau cho trọn lời thề xưa, dù có phải bần hàn. Rồi Ngọc Hoàng cũng không nỡ nên đã cho họ tái sinh trở thành cặp vợ chồng vừa giàu có vừa nổi tiếng yêu thương nhau hết mực, nghe nói là cặp vợ chồng mẫu mực số một trên thế gian này. Mỗi khi được nghe kể mọi người đều chép miệng ao ước, phải chi mình được một góc của họ và cố tìm dịp để vượt sóng nước đến với Bãi Chồng, Đá Chồng và Cù Lao Chàm đầy ắp những truyền thuyết.

Chùa Hải Tạng

Chùa cổ Hải Tạng - Cù Lao Chàm là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm nói riêng và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cúng kính tín ngưỡng Phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán của họ.

Chùa được xây dừng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoản 200m về phía bắc vì do bão làm hư hại nặng nề, để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) Chùa được dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.

Chùa ở vào thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi vững chãi, mặt tiền xoay theo hướng Tây – Tây Nam nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ. Đây là hướng nhìn lý tưởng, bởi có sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa. Theo truyền thuyết, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống. Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật… Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế. Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.

Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giả thủ” chia làm 3 lòng. Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu và mở rộng.

Nội thất chùa lộng lẫy nhờ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảo thiêng liêng nhờ hệ thống tượng thờ đồ sộ trên những bàn hương án tả hữu, trước sau như những mạch tiếp nối huyền bí thẳm sâu trong khung cảnh đường bệ đầy màu sắc. Nổi bật là bộ Tam thế Phật bằng hợp chất gồm 3 tượng. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen…

Chùa có nhiều truyền thuyết nhưng cư dân ở đây vẫn tâm đắc nhất câu chuyện về việc xây chùa. Tương truyền các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh Tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.

Chợ Tân Hiệp

Đến du lịch Cù Lao Chàm, du khách không thể không ghé qua Chợ Tân Hiệp (nhiều khách du lịch gọi là Chợ Cù Lao Chàm). Chợ Tân Hiệp bán các đặc sản rừng, biển và quà lưu niệm, Chợ Tân Hiệp nằm ngay bên trong chân cầu tàu du lịch, kề bên bến cá Bãi Làng. Tuy là “chợ” nhưng lại thiếu hẳn những âm thanh ồn ào quen thuộc. Chỉ có những bước chân di chuyển rất chậm, để ngắm nghía, để sờ nắm và để ngã giá với giọng vừa đủ nghe. Nếu muốn, khách phương xa cũng có thể ướm thử chuỗi hạt làm từ vỏ sò, thử hơi với chiếc tù và vỏ ốc hoặc giải nhiệt miễn phí với một cốc nước lá lao thơm lừng, ngọt lịm…

Đảo Yến

Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.

Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.

Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.

Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.

Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng.

Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai... Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).

Miếu tổ nghề Yến

Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương - Hòn Lao - Cù Lao Chàm. Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho mùa vụ khai thác mới

Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.