Điểm du lịch Cần thơ | Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu | Kinh nghiệm du lịch Vườn XoàiCần chuẩn bị những gì ?
- Mang theo Võng dạng dù, hạn chế muỗi và côn trùng cắn ,mệt đâu thì mắc võng nghỉ tại đó.
- Chuẩn bị chai cồn hoặc cồn khô cùng 1 ca inox nhỏ để nấu nước sôi uống café dọc đường hoặc ăn mì gói.
- Các loại thuốc chống muỗi, côn trùng cắn khi ngủ ngoài đường.
- Khẩu trang, găng tay, mắt kính, dao nhỏ, khăn rằn.
- Đèn pin phải chuẩn bị 2 cái loại đèn pha sáng do hầu hết các cung đường miền Tây đều không có đèn vào ban đêm, đường xấu và dọc theo con đường là những con sông, kênh rạch nhưng không có rào chắn .
- Đồ vá xe, ruột xe đề phòng trường hợp thủng bánh giữa đường vì đường khá vắng nên cũng rất ít điểm sửa xe.
- Mang theo 1 lit xăng dự trữ do đa phần 8h tối trở đi các cây xăng đóng cửa, đặc biệt ở khu vực dọc biên giới Campuchia.
- GPS hoặc bản đồ + la bàn: Chạy một hồi lạc vào những cung đường rừng thì rất khó để xác định vị trí .
1 lít nước uống và ít đồ ăn khô dọc đường .
- Mang theo đồ vệ sinh cá nhân.
Đường đi
- Các con đường khá giống nhau: nhỏ và hẹp, dọc là những con kênh và sông rất sâu, ít địa điểm sửa xe vì thế phải tự trang bị những thứ như vá xe, đèn pin pha sáng. Có những đoạn đường đi vào chạy cả trăm km chỉ một đường thẳng và chạy hoài nên cứ trên tinh thần là chuẩn bị xăng cho đầy bình hoặc mang theo dự trữ 1 lít.
- Chạy đêm đường khá vắng, đôi khi có đoạn đường xấu nên xe phải có đèn pha - đèn trước đèn sau kẻo lọt sông. Lái đường dài đi đêm sẽ gây nhiều ảo giác khó tả nên phải bình tĩnh và luôn cẩn thận trước mọi tình huống.
- Đường miền Tây bằng phẳng không đèo dốc, ngoài Quốc lộ 1A xe cộ dập dìu ra các đường khác tương đối vắng vẻ có thể thoải mái chạy xe không cần tập trung lắm. Có điều phải nhớ là khi thấy xuất hiện một chiếc xe thô sơ nào đó do bất cứ ai điều khiển trên đường thì phải đặc biệt chú ý đến nó và giảm tốc độ đến mức có thể vì nó có thể chuyển hướng bất cứ lúc nào và không có gì báo trước cả!
- Nếu tiếp tục đi sâu vào các đường làng thì sẽ có những cái cầu không có lan can, gặp những cái cầu này thì bất kể nó rộng hẹp thế nào các bạn cũng nên tuân thủ nguyên tắc "một mình ta qua một cầu", không có gì phải gấp qua cầu cả, một va quẹt nhẹ nhàng trên cầu là đến 80% đưa ta xuống sông.
- Khi đi xe 02 bánh qua các phà nhỏ (phà không chở ô tô) sẽ có cảnh chen chúc. Chuyện này là chuyện thường ngày, không đi cũng không được vì nếu cứ lựa phà lớn mới qua sông thì hơi lâu, lại giảm tính chất phượt. Mà đã đi thì phải tuyệt đối không mất bình tĩnh: dù có ra đến giữa sông mà gặp gió to cũng phải ngồi cho êm đừng quýnh quáng mà toi cả đám.
- Các cụ ở miền Tây có truyền cho kinh nghiệm rằng: Khi rơi xuống sông thì việc đầu tiên là phải đảm bảo giữ mình nổi được đã sau đó nương theo dòng nước trôi đi để giử sức rồi tìm cách vào bờ sau, không cố lội vào bờ khi chưa đảm bảo rằng mình đủ sức bơi đến đích.
- Hỏi thăm đường đi thì phải hỏi liên tục vài người khác nhau vì nhiều người cũng không rõ nên chỉ đi bậy một hồi là tìm không ra. Vậy nên có GPS mang theo thì tốt.
- Nên mang theo giầy, bao tay, khẩu trang, mắt kính to che vùng mắt và có thể nhìn ban đêm do tối có nhiều bọ rầy, muỗi bay vào mất rất khó chịu - lái xe đường dài thì uống thêm vitamin giúp mắt tỉnh táo .
Ăn uống
- Vì đa phần dân địa phương thấy dạng đi du lịch là họ “chém” nên được thì tranh thủ vào chợ mua đồ ăn tự nấu hoặc lủi vào những con hẻm tìm đồ ăn sẽ thơm ngon và rẻ - Chắc ăn thì trước khi ăn cứ hỏi giá.
Ngủ nghỉ
- Ngủ bụi ngoài đường mang theo lều, võng; đốt lửa xung quanh hoặc có gì đó hạn chế sương đêm rơi xuống mặt .
- Nhà nghỉ thì tìm những dãy nhà trọ giá rẻ , kinh nghiệm cứ đi hỏi 8 nhà trọ sẽ tìm được 2 nhà ưng ý , vì thế cũng đừng ngại đi hỏi nhà trọ.
Tuy nhiên: tính cách con người miền Tây thường chân tình và hiếu khách nên bạn có thể xin tá túc lại trong nhà dân, trên ghe tàu hoặc các cù lao. Buổi tối ngồi lai rai xị rượu với một vài anh Hai, anh Ba nơi mình ở nhờ giữa mênh mông sông nước, nghe họ chuyện trò cuộc sống, làm ăn... sẽ là một trải nghiệm thật quý giá.
Những ai muốn ra Mũi Cực Nam thì về Năm Căn sẽ có bến Tàu Cao Tốc (bến nằm trước khi đi hết đường Năm Căn khoảng 1km chứ không phải bến nằm tận cuối đường đâu nhé). Tàu ra Cực chạy liên tục tới 1h chiều từ đất liền ra và từ mũi vào là chuyến cuối cùng 3h chiều - không kịp thì ngủ lại mũi , nhưng mũi chẳng có gì vui. Giá vé 70k/chuyến, xe ôm 30k, về 70k vậy vị chi cho chuyến từ đất liền ra mũi và về là 170k .
Hà Tiên vào mùa nắng mới đẹp, hôm rồi ra biển động mà nước đen ngòm và vắng, buồn.
Khám phá bốn ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Tây
Chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh' leng, chùa Chén Kiểu là bốn ngôi chùa nổi tiếng mà bất cứ ai khi đến Sóc Trăng cũng phải ghé qua một lần.
Xuôi về miền Tây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi lối kiến trúc chùa chiền khác lạ, nhất so với các vùng miền khác của cả nước, bởi đây là vùng đất có đông đồng bào Khmer sinh sống, đặc biệt là Sóc Trăng, nơi có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Vì thế không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng, đi đến đâu chúng ta cũng thấy có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Nếu muốn khám phá hết cũng phải mất cả tuần. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đi bốn ngôi chùa sau cũng đủ để nắm được trọng tâm.
Chùa Kh'leang
Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh'leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.
Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.
Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Mái chùa được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.
Chùa Dơi
Ngôi chùa đầu tiên, có vẻ đã khá quen thuộc với nhiều người, chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ.
Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa
Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa to đẹp, và có kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
Cứ khoảng 6h chiều, dơi bay đi kiếm ăn, đến 5h sáng lại trở về. Vin vào "tập quán" ấy, nhiều du khách đến "rình" xem, dần dần phá vỡ chốn yên tĩnh quen thuộc khiến số lượng dơi vơi dần. Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng Phật, tài liệu quý giá. Đến nay chánh điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.
Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét.
Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa. Người có công kiến tạo, xây đắp ngôi chùa là ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư ở ngôi chùa này. Ngôi chùa đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.
Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.
Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.
Chùa Chén Kiểu
Còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.
Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là cổng chùa với 3 ngôi tháp được chạm khắc, đắp nổi với hoa văn và sắc màu rực rỡ mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ.
Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.
Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
Tên gọi "Chén Kiểu" được đặt khá ngẫu nhiên. Chùa được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.
Khuôn viên chùa có khá nhiều tòa tháp, mỗi tòa tháp đều có kiến trúc riêng biệt, đặc trưng của văn hóa Khmer.
Về trang chủ thủ thuật, mẹo vặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét